Bán gà đòn bình dương

-
Trân quý giống gà nòi đòn đặc hữu của Việt Nam, anh Phạm Thanh Việt, chủ trại nuôi gà nòi Ba Bảo Bình Định (huyện Củ Chi, TP HCM), nhiều năm nay ra sức gây giống và bảo tồn gà chiến này. Thậm chí, anh còn làm đám tang, lập mộ chí khi gà nòi đòn chết.
Theo dõi trên

Anh Phạm Thanh Việt, chủ trại gà nòi Ba Bảo Bình Định (huyện Củ Chi, TP HCM) với con gà nòi đòn gây giống. Ảnh: Trần Đáng.

Bạn đang xem: Bán gà đòn bình dương

Làm đám tang, xây mộ cho gà nòi đòn

Một năm trước, khi con gà nòi đòn chiến Ô Bò Lồng đổ bệnh chết, anh Việt đã cho làm đám tang và xây mộ cho gà.


Theo anh Việt, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam có một đám tang cho gà chiến.

Hôm tôi đến, anh Việt dẫn đi thăm ngôi mộ gà Ô Bò Lồng.

Trong một góc của trại gà, một ngôi mộ cho gà nhỏ bé được ốp đá hoa cương. Trên bia mộ có hình con gà chiến có tên Ô Bò Lồng.

Theo anh Việt, đây là con gà chiến bất khả chiến bại trên đấu trường và là nguồn gen quý.

Con gà Ô Bò Lồng 6 năm tuổi này của anh Việt từng được giới chơi gà chiến của Trung Quốc hỏi mua với giá 500 triệu đồng nhưng anh Việt không bán chỉ để nhân giống.

Con gà chiến nằm dưới mộ cũng là con gà nổi tiếng một thời được nhiều người trong giới nuôi gà chiến, chơi gà chiến tìm đến nhà anh Việt để "mục sở thị"...



Những con gà nòi đòn gây giống từ con gà chiến Ô Bò Lồng vang bóng một thời của gia đình anh Việt. Ảnh: Trần Đáng.

"Nó là một chiến binh, một người bạn. Xây mộ để tri ân cho những đóng góp của con gà Ô Bò Lồng với trại gà chiến của gia đình", anh Việt chia sẻ.

Một "sư kê" ở Tiền Giang cho biết, khi nghe có người làm đám tang cho gà, ông rất bất ngờ.

"Để tri ân gà chiến, thường giới chơi gà chỉ giữ lại cặp chân, thậm chí chôn cất chứ xưa nay chưa nghe thấy ai làm đám tang cho gà chiến bao giờ", "sư kê" này thổ lộ.


Clip: Anh Phạm Thanh Việt, Chủ trại Gà nòi Ba Bảo Bình Định (huyện Củ Chi, TP HCM) chia sẻ việc làm đám tang, xây mộ cho gà nòi đòn Ô Bò Lồng. Clip: Trần Đáng.


"Đúc" gà nòi đòn

Theo anh Phạm Thanh Việt, anh biết đến chăm sóc gà nòi đòn từ lúc lên 5 tuổi. Tuổi thơ của anh cũng gắn bó với công việc chăm sóc, nuôi nấng gà nòi đòn.

Hiện, trại gà nòi giống của anh Việt chỉ có giống gà nòi đòn đặc chủng của Việt Nam, với hơn chục dòng gà mái.

Nhiều năm nay anh Việt ra sức nhân giống và bảo tồn gen giống quý hiếm gà này.

Cứ 2 năm một lần, anh Việt bỏ ra hàng trăm triệu đồng để nhập những con gà chiến giỏi về trại để phục vụ công tác nhân giống.

Xem thêm: Nút Vàng Youtube Được Gì ? Bao Nhiêu Sub Nhận Nút Bạc, Vàng Nhận Nút Bạc Youtube Kiếm Được Bao Nhiêu Tiền

Anh Việt cho biết, hiện anh đang phục hồi, phục tráng lại nguồn gen gốc của gà nòi đòn đặc hữu miền Trung. Anh cũng đang lai tạo giống gà chiến với những đặc tính nổi trội.



Gà nòi đòn bố mẹ được ở riêng biệt khi phối giống tại trại nuôi gà nói chiến của gia đình anh Việt ở huyện Củ Chi (TP HCM). Ảnh: Trần Đáng.

"Giống gà nòi đòn đặc hữu miền Trung có đặc tính đá mạnh, lông ít, trọng lượng lớn và chậm chạp. Trong khi, gà chiến bây giờ trọng lượng nhẹ và nhanh hơn", anh Việt bộc bạch.

Anh Phạm Thanh Việt cho biết, nhân giống gà là công việc vô cùng khó khăn.

Bởi gà mái đẻ nhiều lứa trong năm. Một lứa nhiều con. Gà thường thả vườn. Một con gà trống có thể phối giống nhiều con gà mái. Đôi khi, gà trống khác lại phối giống đám gà mái này… nên rất khó quản lý.

"Trong giới chơi gà chiến hiện nay, nói đến dòng, giống gà rất mơ hồ. Gà chiến không có giấy khai sinh như chó Tây để xác định dòng, giống", anh Việt chia sẻ.



Ngay từ khi còn nhỏ gà nòi đòn con đã được gắn thẻ để dễ dàng kiểm soát trong việc bảo tồn gen. Ảnh: Trần Đáng.

Vậy nên, để nhân và bảo tồn gen, gà mái trong trại của anh Việt được nuôi biệt lập với chuồng riêng để "một vợ, một chồng".

Đến khi phối giống, người nuôi đưa gà nòi bố vào chuồng gà nòi mái. Con gà bố này sẽ đi theo suốt quảng đời với gà nòi mẹ.

Gà sau khi đúc (nhân giống) sẽ được đưa về miền Trung để nuôi nhằm tích tụ khí hậu, sương gió, nguồn nước, thức ăn nơi đây…

Sau khi đủ lớn, gà mới được đưa vào miền Nam để nuôi dưỡng.

Hiện, anh Việt có 16 vệ tinh nuôi dưỡng gà ở Phú Yến, Khánh Hòa và Bình Định.


Trong trại nhân giống gà nòi đòn của anh Việt. Ảnh: Trần Đáng.

Mỗi con gà sau khi đúc, được gắn thẻ có mã số trên cánh và chân.

"Như số căn cước của mỗi người. Khi tra trên cây phả hệ sẽ thấy mã số này, với ông bà, cha mẹ là ai", anh Việt cho biết.

Anh Việt chia sẻ, nhiều năm qua, người Trung Quốc, Thái Lan và Philippine sang Việt Nam thu mua gà chiến tốt.

Lúc đầu họ mua gà thông qua giới chơi gà chiến bản địa. Nhưng hiện, họ đưa người sang mua gà trực tiếp.


Một đoàn người Philippine đến thăm trại nhân giống gà nòi đòn Ba Bảo Bình Định. Ảnh: Trần Đáng.

Cứ nghe ở đâu có gà chiến tốt là họ tìm mua bằng được. Giá gà có khi vài chục triệu, vài trăm, thậm chí cả tỷ đồng/con.

"Vì thế, lâu nay tôi quyết liệt nhân giống, bảo tồn nguồn gen gà nòi đòn đặc chủng rất quý của Việt Nam", anh Việt tâm sự.


Chia sẻ
Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
curvesvietnam.com
Xem theo ngày Xem
Tin nổi bật
Tin tức Thế giới Nhà nông Thể thao Pháp luật Kinh tế Văn hóa - Giải trí Gia đình Chuyển động số Du lịch Ô tô - Xe máy Đông Tây - Kim Cổ
Trụ sở: 13 Đường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Tòa soạn và trị sự: Lô E2, Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 38472263
curvesvietnam.com
Liên hệ quảng cáo: 0329298892
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng Biên tập: LƯU QUANG ĐỊNH
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Nguyễn Văn Hoài
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.